top of page

Mang SEL và Mindfulness vào buổi họp phụ huynh, tổng kết cuối năm


7 từ khóa quan trọng mà giáo viên và nhà trường có thể tập trung để hỗ trợ phụ huynh trong buổi họp cuối năm hay tổng kết bằng sự thực hành SEL hay Mindfulness. Những từ khóa này phản ánh nhu cầu thực tế và kỳ vọng của cha mẹ. Thầy Cô cùng thử tìm hiểu cùng Alpha Camp Academy nhé.




1. Kết nối

Phụ huynh muốn được lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn, không chỉ trong vai trò người cha mẹ mà còn là nhà giáo dục. Giáo viên có thể tạo cầu nối bằng những buổi gặp gỡ cởi mở, hỏi thăm cha mẹ về những trăn trở trong việc nuôi dạy con.


2. Hiểu con

Nhiều phụ huynh thiếu thời gian quan sát con. Họ rất cần giáo viên chia sẻ sâu sắc về hành vi, cảm xúc và năng lực của con trong lớp học. Những chia sẻ không chỉ dựa trên điểm số mà nên bao gồm cả các kỹ năng mềm, mối quan hệ bạn bè, khả năng tự điều chỉnh cảm xúc.


3. Đồng hành

Phụ huynh không muốn bị đánh giá, họ muốn được đồng hành thay vì bị phán xét. Giáo viên nên dùng ngôn ngữ tích cực, ghi nhận nỗ lực của cả phụ huynh và học sinh, sau đó mới đưa ra góp ý.


4. Chú tâm Mindfulness

Phụ huynh thường bị quá tải, nên rất cần những gợi ý về cách nuôi dạy con có mặt trọn vẹn, tránh căng thẳng. Giáo viên có thể gợi ý các hoạt động gia đình nhỏ như: cùng thực hành Mindfulness 3 phút, viết lời cảm ơn nhau, hoặc cùng đọc sách


5. SEL (Social Emotional Learning)

Phụ huynh rất quan tâm đến kỹ năng cảm xúc – xã hội, nhưng không biết cách dạy tại nhà. Giáo viên có thể giới thiệu các khái niệm như: gọi tên cảm xúc, quản lý cơn giận, kỹ năng lắng nghe, giải quyết xung đột một cách cụ thể và dễ hiểu. Đưa các hoạt động kết nối với PH trong các buổi sinh hoạt.


6. Định hướng phát triển cá nhân

Cha mẹ cần hỗ trợ trong việc định hướng cho con phát triển cá nhân, không chỉ kết quả học tập mà còn biết mình là ai, thích gì, phù hợp với điều gì. Giáo viên có thể gợi mở về tiềm năng của học sinh dựa trên quan sát ở con 


7. Thấu hiểu và đồng cảm 

Nhiều phụ huynh thấy mình “mất kiểm soát” hoặc “bất lực” khi dạy con, phụ huynh rơi vào trạng thái căng thẳng. Họ cần được lắng nghe, thấu hiểu để đồng cảm, biết rằng mình vẫn làm được, và có thể trở thành chỗ dựa tinh thần cho con. Giáo viên có thể thực hành lắng nghe, sinh hoạt vòng tròn để các phụ huynh có cơ hội lắng nghe nhau.


NHỮNG HOẠT ĐỘNG CÓ THỂ DIỄN RA TRONG CÁC BUỔI SINH HOẠT HỌP PHỤ HUYNH HOẶC HỌP LỚP CUỐI NĂM


1. Hít thở cùng nhau – quay về hiện tại

Thời lượng: 3 - 5 phút.

Mục tiêu: Giúp phụ huynh trải nghiệm sự có mặt trọn vẹn, thư giãn thân – tâm, cơ thể lắng dịu và thư giãn. Khi đó bản thân giáo viên và phụ cùng được thư giãn để bắt đầu trao đổi với nhau. Mình có thể cùng nhắc nhau gọi tên những cảm xúc, cảm xúc ngay lúc có mặt với nhau


2. Viết lời cảm ơn con

Thời lượng: 5 phút

Mục tiêu: Kết nối tình cảm giữa phụ huynh – con. Mời phụ huynh viết một mẩu giấy ghi những lời yêu thương gửi đến con khi bắt đầu buổi gặp. Giáo viên cũng có thể cùng viết với phụ huynh


3. Thử thách “check in cảm giác và cơ thể”

Thời lượng: 3 - 5  phút

Mục tiêu: Giúp phụ huynh nhận diện trạng thái cơ thể, cảm giác và giáo viên cũng cùng thực hành. Giáo viên có thể nhận ra trạng thái của phụ huynh lúc gặp nhau đang thế nào và có thể ảnh hưởng ra sao đến buổi trò chuyện để mình có thể lắng nghe, thấu hiểu và có khi không phán xét, đồng cảm nhiều hơn trước những phản ứng của phụ huynh


4. Vòng tròn chia sẻ (tổ chức khi sinh hoạt cho cả nhóm Ba Mẹ cùng tham gia)

Thời lượng: 10 phút

Mục tiêu: Khơi gợi sự thấu hiểu và lắng nghe giữa phụ huynh và giáo viên trong sinh hoạt vòng tròn. Mời phụ huynh cùng chơi 1 trò chơi kết nối mang tính EQ hoặc ngồi lắng lại, hoặc là một sự kết nối bắt cặp để phụ huynh có cơ hội làm quen với nhau trong lớp. Tiếp đến giáo viên mời phụ huynh chia sẻ thông qua câu hỏi hoặc những thẻ câu hỏi mà mình đã chuẩn bị trước. Hoạt động này mình muốn cả lớp Ba Mẹ kết nối với nhau.


6. Bức tranh tử tế

Thời lượng: 5-7 phút

Mục tiêu: Ghi nhận những giá trị tử tế bên trong mình. Giáo viên mời Ba Mẹ vẽ một bức tranh khơi gợi một điều tử tế mình đã nhận được hoặc đã làm cho ai đó gần đây. Giáo viên mời Ba Mẹ chia sẻ và kết nối câu chuyện với nhau


7. Lá thư gửi cho nhau

Thời lượng:10 phút.

Khi giáo viên nhận diện Ba Mẹ ấy đang có nhiều khó khăn cần sự đồng cảm, để Ba Mẹ thực hành những lời yêu thương cho chính mình, giáo viên cũng chia sẻ lời đồng cảm, yêu thương dành cho Ba Mẹ để khi gặp nhau mình cho nhau những ngôn ngữ tình thương cho nhau


8. Uống trà

Mình chuẩn bị một tách trà ấm, học cách pha trà và mình cùng mời Ba Mẹ thực tập uống trà, ăn bánh thư giãn và có mặt với nhau. Hoạt động này giáo viên cần biết và thực hành pha trà để mỗi giây phút gặp là cơ hội để giáo viên và phụ huynh có mặt hiện tại.


Tất cả những hoạt động trên có thể phù hợp cho đối tương lớp mầm non, tiểu học hay cấp 2-3 và giáo viên có thể tổ chức một buổi gặp có những năng lượng an lành để bản thân mình cũng tươi mát và khi đó cuộc gặp gỡ với PH cũng được tươi mát và tưới tẩm cho nhau. Có khi những khó khăn vẫn còn đó nhưng mình có cơ hội hiểu và thương nhau.

Nhà trường tìm hiểu khóa thực hành SEL - Mindfulness cho giáo viên/người làm giáo dục tại đây nhé - https://www.alphacamps.edu.vn/khoa-hoc/thuc-hanh-sel-giao-vien


Comments


bottom of page